Mất răng hàm thì có những tác hại gì?

Đối với trẻ em, việc mất một chiếc răng sữa biểu hiện của sự trưởng thành và bước vào giai đoạn mới, được thưởng một cách đẹp đẽ bởi nàng tiên răng dưới dạng một số đồng xu nhét bên dưới một cái gối.

Đối với người lớn, việc mất một chiếc răng không có cùng sự quyến rũ như vậy. Như một thực tế phũ phàng, nó có thể là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng, đồng thời là ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ toàn thân.

 

Các tác hại do mất răng

Mất răng thường được gây ra bởi sâu răng hoặc chấn thương. Mặc dù nó có thể được sửa chữa với các lựa chọn phục hồi như cấy ghép nha khoa (trồng răng implant), cầu răng và răng giả, một số lượng lớn người từ bỏ điều trị và chỉ đơn giản là sống chung với sự mất mát này . Đặc biệt là nếu sự thiếu răng này không bị phát hiện khi bạn cười, do nằm ở phía sau nơi các răng hàm.

Thực tế là việc không thay thế một hoặc nhiều răng bị mất có thể gây bất lợi cho sức khỏe và chức năng của nụ cười của bạn. Bằng cách không thay thế một chiếc răng, bạn có thể để mình có nguy cơ phát triển các vấn đề phức tạp hơn, tốn kém hơn và dần dần cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

6 tác hại do mất răng gây ra được tôi tổng hợp một cách dễ hiểu để các bạn có thể hình dung các vấn đề chính gây ra bởi việc mất răng hay thiếu răng:

Tiêu xương hàm

Mất răng hay thiếu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu xương hàm tại vị trí mất răng. Răng giúp kích thích và nâng đỡ xương hàm; giống như cách tập thể dục giúp kích thích và hỗ trợ sức khỏe của cơ bắp. Nếu bạn bị mất răng, xương đã từng nâng đỡ chúng không còn được kích thích nữa. Tương tự như vậy, cơ không sử dụng có thể bị teo đi, xương hàm không sử dụng cũng có thể bị teo.

Trồng răng có nhiều phương pháp, nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể giúp xương hàm không bị tiêu đi do mất răng. Chỉ có phương pháp Cấy ghép nha khoa (implant nha khoa) bao gồm các vít được bắt vào xương hàm – kết hợp với xương để cung cấp sức mạnh và sự hỗ trợ tối đa. Quá trình này (sự tích hợp xương hàm) hỗ trợ xương hàm giống như phần chân răng thật của bạn, do đó cấy ghép implant là giải pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay.

Dịch chuyển răng

Mặc dù răng thật được gắn vào xương hàm, tuy nhiên chúng vẫn có thể di chuyển và thay đổi theo thời gian ngay trong xương hàm. Điều này trong tự nhiên là hữu ích để răng có thể trồi và di chuyển ăn khớp giữa hai hàm với nhau khi các răng bị mòn theo thời gian do ăn nhai, hoặc mẻ vỡ bởi lực cắn và sâu răng.

Nhưng sự dịch chuyển này có thể được tăng tốc đáng kể với một hoặc nhiều răng bị mất đi. Khoảng mất răng tạo ra không gian quá lớn mà các răng kế cận có thể dịch chuyển vào. Và sau đó, theo hiệu ứng domino – toàn bộ khớp cắn có thể bị ảnh hưởng.

Lệch lạc khớp cắn

Thiếu một hoặc nhiều răng có thể gây ra sự bất thường cắn ảnh hưởng đến sức khỏe của răng còn lại, nướu răng, vùng đầu cổ, các cơ hàm nhai và khớp hàm của bạn – khớp thái dương hàm (1)

Cách mà các bề mặt nhai của răng bạn kết hợp hay ăn khớp với nhau sẽ quyết định khớp cắn của bạn. Thiếu răng có thể dẫn đến sự thay đổi của răng, có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách răng của bạn ăn khớp với nhau khi bạn cắn lại. Một khớp cắn không đúng (malocclusion) có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm những thứ như đau đầu, đau cơ, răng không tự nhiên, mất răng, nhạy cảm và thậm chí là TMJD (2). Chỉnh nha có thể giúp điều chỉnh khớp cắn lệch lạc, nhưng nó có thể là một quá trình điều trị tốn kém và kéo dài.

(1)Khớp thái dương hàm: là khớp giống như trục bản lề của xương hàm trên và xương hàm dưới, nhờ cơ chế xoay và vận động của khớp này mà bạn có thể há ngậm miệng, ăn nhai,…

(2) TMJD: là chứng Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm, bệnh này gây ra các triệu chứng từ nhẹ như mỏi khớp, mỏi cơ hàm, nghiến răng,… cho đến nặng như đau khớp, trật khớp (không ngậm miệng lại được),…

Ăn nhai khó khăn

Chúng ta đều dựa vào các răng trong miệng để cắn xé và nghiền nát thức ăn để hệ tiêu hoá dễ dàng vận động. Tuỳ thuộc vào vị trí của răng bạn bị mất mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn nhai các thực phẩm yêu thích.

Thiếu răng cửa và răng trước chỉ đặc biệt gây khó khăn khi muốn xé thức ăn. Răng phía sau lại đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, do đó thiếu răng hàm dù chỉ một răng cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nghiền nát mọi thứ thức ăn. Và việc không nhai đầy đủ có thể tác động đến hệ tiêu hoá, dẫn đến các vấn đề như trào ngược axit dạ dày, loét dạ dày và những cơn đau rất khó chịu của nó.

Những phiền toái này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách thay thế các răng bị mất.

Thẩm mỹ của khuôn mặt

Răng của bạn giúp hỗ trợ hình dạng và cấu trúc khuôn mặt của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi mất răng có thể tác động đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khi xương hàm bị teo lại, khuôn mặt có thể bắt đầu trông lõm hoặc sâu hơn và có nét già đi. Nếu bạn đã từng nhìn thấy ai đó có răng giả có thể tháo rời khi họ lấy chúng ra, bạn sẽ có cảm giác về tác động của việc mất răng đối với ngoại hình lớn như thế nào.

Nói và phát âm

Dù bạn tin hay không, răng của bạn đóng một vai trò trong sự phát âm của bạn. Thiếu răng (hoặc thậm chí khoảng cách lớn giữa các răng) có thể gây khó khăn trong việc phát âm một số từ nhất định. Mất răng cửa hoặc khe hở răng có thể làm bạn khó có thể phát âm đúng các âm như âm “s” trong tiếng Anh. Giọng nói của bạn có thể bị ngọng ngịu và thay đổi do mất răng – dù chỉ là một.

Hàm giả hay răng giả tháo lắp thường xuyên gây các vấn đề về phát âm do sự lỏng và không cố định của nó. Cấy ghép implant hoặc cầu răng và các phương pháp trồng răng cố định khác thường khắc phục được vấn đề này.

 


Tổng kết về tác hại do mất răng

Tóm lại, mất răng dù một hay nhiều răng đều không phải vấn đề sức khoẻ đơn giản và có thể bỏ qua. Nó chắc chắn gây nhiều tác động lâu dài, tăng dần theo thời gian và ảnh hưởng cả hai mặt: sức khoẻ toàn thân và giao tiếp xã hội.

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y tế và ngành nha khoa – chăm sóc răng miệng, chi phí cho việc phục hồi răng và chăm sóc răng tiếp cận tăng dần đến đa số mọi người. Lời khuyên của tôi cũng như các chuyên gia hàng đầu về nha khoa là bạn nên Chăm sóc dự phòng để tránh bị mất răng và phục hồi sớm các răng mất. Đó là cách tốt nhất để tránh được các vấn đề sức khoẻ trên, đồng thời có một cuộc sống xã hội vẹn toàn – hạnh phúc hơn.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *